Một số các hoạt động Đăng ký hộ tịch

Tùy theo pháp luật của từng quốc gia mà việc Đăng ký hộ tịch có khác biệt theo đặc thù của từng nước, tuy nhiên một số hoạt động chung có thể kể đến bao gồm:

Hoạt động xác nhận các sự kiện hộ tịch như:

  • Sinh: Đăng ký khai sinh trên cơ sở giấy khai sinh
  • Kết hôn, ly hôn: Đăng ký kết hôn (trên cơ sở hôn thú), ly hôn trong nước, đăng ký kết hôn, ly hôn có yếu tố nước ngoài
  • Tử: Khai tử, tuyên bố khai tử (trên cơ sở giấy chứng tử)...
  • Nuôi con nuôi: Nuôi con nuôi trong nước, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
  • Giám hộ
  • Nhận cha, mẹ, con
  • Thay đổi họ, tên, chữ đệm (tên đệm hay tên lót)
  • Cải chính hộ tịch gồm: thay họ, tên, chữ đệm và ngày, tháng, năm sinh
  • Đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn
  • Đăng ký lại các việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi
  • Xác định lại dân tộc, giới tính…

Hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về:

  • Ly hôn
  • Xác định cha, mẹ, con,
  • Thay đổi quốc tịch,
  • Mất tích
  • Mất năng lực hành vi dân sự
  • Hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • Huỷ hôn nhân trái pháp luật
  • Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
  • Hoặc những sự kiện khác.

Cấp giấy tờ hộ tịch. Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo thủ tục, trình tự được quy định tại pháp luật mỗi nước và là bằng chứng, chứng cứ công nhận các sự kiện về hộ tịch, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức.